LỜI GIỚI THIỆU
Xưa nay Thiền pháp là mạch nguồn của Phật pháp. Thiền pháp đủ sức tháo gỡ mọi dính mắc tăm tối của con người. Hiện thực Thiền pháp tháo tung mọi dây mơ rễ má, các thứ buộc ràng từ lâu nay trong cuộc sống. Thấy phủng chỗ này là đạp nhào rào giậu chông gaimọi thứ trong nhân thế. Tuy nhiên phải đầy đủ dũng lực Bát-Nhã một tráng sĩ, giáng ma xử trong tay huy động vẹn toàn quân ma, tất cả trở thành bến bờ thanh lương giải thoát.
Nơi đây, giới thiệu thiền là sự sống của con người, có thể thiền trong cuộc sống gia đìnhvà xã hội, hành giả Phổ Giác đã nói lên được tinh thần này trong tác phẩm “Thiền là sự sống của con người”. Đồng cảm, chia sẻ và khích lệ tác giả, tôi hoan hỷ viết đôi dòng giới thiệu. Rất mong tác phẩm đem đến cho bạn đọc nhiều lợi ích thiết thực và niềm an vui trong cuộc sống.
Trân trọng!
Tổ đình Thường Chiếu
THÍCH NHẬT QUANG
THIỀN TRONG CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
Thiền là chân lý sống nên không thể dùng ngôn ngữ hay định nghĩa để diển tả Thiền, đến chỗ đó thì mỗi hành giả nóng lạnh tự biết; nhưng Thiền không thể tách rời cuộc sống, không thể tìm thấy ở một nơi xa xôi nào mà ngay nơi cuộc đời chúng ta. Thiền trong cuộc sống là sự biết cách hoà hợp nhịp nhàng giữa một khối óc sáng suốt và một trái tim hiểu biết, nhân hậu để phát sinh trí tuệ và từ bi. Con đường Thiền tập là tỉnh giác trong mọi lúc, mọi nơi để mỗi hành giả thể nhập chứng ngộ Phật tính sáng suốt ngay nơi thân này. Nói đến Thiền là nói đến sự gắn liền với đời sống con người, không phải như nhiều người thường lầm tưởng là Thiền chỉ dành cho bậc thượng căn, Thiền chỉ áp dụng trong các Thiền viện hoặc phải vào thâm sơn cùng cốc mới có thể tu Thiền, hiểu như vậy vô tình đánh mất giá trị thiết thực của nó. Thiền là con đường ngắn nhất cho nhân loại ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày, tuỳ theo hoàn cảnh cuộc sống mỗi người mà ta khéo sắp xếp để Thiền trong đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống, ngủ nghỉ và làm việc.
Sở dĩ xưa nay chúng ta thấy nó xa lạ bởi có quá nhiều tạp chất lẫn lộn trong nhà Thiền nên làm mọi người cảm thấy mông lung, huyền bí, xa vời, khó nắm bắt; cũng vì có nhiều người tu theo Thiền ngoại đạo nên bị tẩu quả nhập ma hay bị điên khùng, từ đó người ta quy kết Thiền và cảm thấy sợ sệt khi nói đến Thiền. Con người hay xa rời thực tế để tìm hiểu những điều cao siêu, huyền bí, trong khi cuộc sống đang dàn trải trước mắt chúng ta tất cả đều là Thiền. Thấy sắc là Thiền, nghe tiếng là Thiền. Mắt thấy, tai nghe là hai căn chúng ta tiếp xúc hằng ngày, ta chỉ Thiền ngay nơi thấy-nghe chớ không phải tìm cầu đâu xa. Con người thường hay nhớ nghĩ về quá khứ, luyến tiếc thời vàng son và mơ mộng viễn vông về tương lai xa tít. Người lớn tuổi hay nhớ về kỷ niệm quá khứ vui buồn, người trẻ thường mong muốn đến tương lai, do đó đánh mất mình trong hiện tại. Người tu Thiền sống ngay tại đây và bây giờ để nhìn thấy rõ những tâm niệm tốt xấu, đúng sai, phải quấy, hơn thua đang phát khởi trong tâm nhằm chuyển hoá chúng trở về với cái gốc ban đầu. Thiền là chất liệu sống giúp con người thông suốt mọi hiện tượng, sự vật trênthế gian này và sống bình yên, hạnh phúc nhờ thấy biết đúng như thật. Nhờ có Thiềnchúng ta hiểu rõ bản chất thực hư của thân tâm mình và hoàn cảnh, nên con người sống thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim hiểu biết với tấm lòng vô ngã, vị tha.
Trong đạo Phật có nhiều phương pháp Thiền để giúp cho nhân loại thể nghiệm sâu sắc vào đời sống gia đình và xã hội. Chính đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời tại Ấn Độ trên 2600 năm cũng do tu Thiền mà thành tựu đạo giác ngộ, giải thoát. Bên cạnh đó, Ngài thành Phật nhờ hành Bồ tát đạo vô số kiếp về trước và cũng do tu Thiền mà thành tựutrong kiếp hiện tại. Nếu chúng ta giác ngộ, giải thoát cho mình mà không giúp đỡ người khác cùng giác ngộ theo là hạnh của hàng Thanh Văn, Duyên Giác thủ chứng quả vị A La Hán nên không thể thành Phật. “Phật” là danh từ chung nói cho đủ là “Phật đà”, là người giác ngộ, là người tỉnh thức, nghĩa là tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn. Phật là con người bằng xương bằng thịt như tất cả mọi người, cũng được sinh ra từ bụng mẹ, không phải biến hoá từ nơi khác đến. Chúng ta cũng là người giống như Phật, Phật tu hành thành Phật, ta cũng có thể tu hành thành Phật và ai muốn thành Phật thì phải biết tu Thiền.
Trở về quá khứ khi Bồ tát Sĩ Đạt Ta bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan để ra đi tìm cầu chân lý. Trước nhất Ngài tu Thiền 5 năm đầu với hai vị Thiền sư lỗi lạc nhất thờibấy giờ, nhưng chỗ đến chưa đạt được mục đích giác ngộ, giải thoát hoàn toàn. Ngài từ giã ra đi và tự tu Thiền khổ hạnh ép xác đến 6 năm trời, có khi chỉ ăn mỗi ngày một hạt mè, hạt bắp mà cũng không tìm ra chân lý tối cao. Ngài tu Thiền với hai vị đạo sư nổi tiếng cũng chưa đạt kết quả viên mãn, rồi tự mình Thiền theo cách khổ hạnh ép xác đến tột cùng, dẫn đến ngất xỉu, nhờ cô thôn nữ chăn bò cúng dường bát sữa giúp Ngài dần hồi tỉnh lại. Từ đó, Ngài quán sát trở lại và thấy rõ Thiền nếu ép xác khổ hạnh quá mứcsẽ dẫn đến thân thể suy yếu, tinh thần bạc nhược nên không đủ sức thể nhập chân lý. Thiền mà lợi dưỡng đầy đủ cũng không thực chứng bản tâm, do đó Ngài quay về Trung đạo, ăn vừa đủ để nuôi sống thân này, nhờ vậy Ngài dễ dàng vào Thiền nên tâm an địnhvà trí tuệ phát sinh mà thành tựu Phật đạo.
Những lời dạy vàng ngọc của đức Phật do tu Thiền mà thành tựu đã trải qua hơn 26 thế kỷ vẫn còn là ngọn đuốc sáng soi đường cho con người xây dựng nếp sống bình yên, an vui và hạnh phúc trọn vẹn. Đạo Phật đã hiện hữu sáng ngời theo dòng thời gian và tồn tại cho đến ngày hôm nay chính yếu vào việc thăng hoa tuệ giác tâm linh và đạo đức con người. Từ đó, đức Phật hiện thân người, biết rõ thực tại khổ đau của con người và tìm được lối thoát cho con người. Ngài từ bỏ con đường tư duy và cuộc sống bế tắc của các lối Thiền ngoại đạo, đến cội bồ đề tham Thiền nhập định. Trong suốt 49 ngày đêm, Ngài đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn, thấy rõ con người từ đâu đến, sau khi chết đi về đâu và biết rõ phương cách thoát khỏi sinh-già-bệnh-chết của kiếp người. Trạng thái giác ngộ ấy trải qua ba giai đoạn: đầu đêm Ngài chứng tuệ giác Túc Mạng Minh, giữa đêm chứng tuệ giác Thiên Nhãn Minh và cuối đêm chứng tuệ giác Lậu Tận Minh. Ngài ngồi dưới cội Bồ-đề 49 ngày đêm Thiền định nhằm phát minh chân lý cuộc đời. Khi định đã sâu, tâm an nhiên, lặng lẽ nên trí tuệ sáng suốt, do đó chứng Tam minh và thành Phật.
Khi tâm an định, trong sáng, Ngài liền nhớ lại vô số kiếp về trước đã từng ở đâu, làm gì, giàu nghèo hay sang hèn… Đây gọi là chứng được Túc Mạng Minh, khi ấy tâm hoàn toàn thanh tịnh, trong sáng, lặng lẽ mà hằng chiếu soi. Túc Mạng Minh đức Phật chứng đắc không phải một thứ thần thông huyền bí nào đó mà do tâm Ngài yên lắng nên nhớ lại vô số kiếp về trước như nhớ chuyện ngày hôm qua. Tất cả suy tư ấy đã nung nấu, thúc đẩy Ngài dấn thân tìm phương cách đưa người thoát khỏi khổ đau, trầm luân và an hưởng hạnh phúc chân thật, vĩnh hằng. Ngài nhớ lại vô số kiếp về trước một cách rõ ràng, tường tận, không thiếu xót một chi tiết nào; từ đó Ngài biết được con người từ đâu đến. Chúng ta không phải ngẫu nhiên có mặt một lần trong cuộc đời mà đã sống chếtluân hồi từ vô số kiếp đến nay. Khi chứng được đạo quả sẽ thấy được lẽ thật, ai nói đúngsai về chân lý cuộc đời chúng ta đều biết rõ. Thế nên, trong kinh A-hàm Phật nói “nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển cả”. Chúng ta phải hiểu xa hơn vì Phật nói nước mắt chúng sinh đâu chỉ một kiếp này mà vô số kiếp sống chết luân hồi, nên nước mắt ấy nhiều hơn nước biển cả.
Trạng thái chứng thứ hai là Thiên Nhãn Minh. Túc Mạng Minh là cái thấy biết về thời gianquá khứ-hiện tại-vị lai trong vô số kiếp. Thiên Nhãn Minh là cái thấy biết về không gian, thấy được sự vật hết sức nhỏ nhiệm và xa vô cùng; thấy tường tận, rõ ràng nhân quảnghiệp báo của tất cả chúng sinh. Chúng sinh có mặt trên thế gian này là do nghiệp quá khứ tạo nên tốt hay xấu mà dẫn tới thọ sanh trong hiện tại, tuy là con người nhưng không ai giống ai vì nghiệp báo bất đồng. Trong Kinh đã nói khi chứng được Thiên Nhãn Minh Ngài thấy trong bát nước có vô số vi trùng, 26 thế kỷ trước khoa học chưa tiến bộnên không có kính hiển vi nhưng đức Phật đã thấy được vô số vi trùng trong bát nước. Hồi xưa ít ai tin lời Phật vì đâu có gì chứng minh. Có một lần, vị Tỳ-kheo chứng A-la-hán đi đường xa, khi qua sa mạc ngài khát nước quá lại gặp cái ao hơi cạn nên định lấy nước uống. Khi dùng Thiên Nhãn Minh ngài thấy vô số vi trùng trong nước nên không dám uống, đành chịu khát mà về đến Tịnh xá. Về đến nơi Ngài trình cho Phật biết, Phật nói “tại sao ông không dùng con mắt thường của mình để nhìn”. Như vậy, rõ ràng cách nay hơn 2600 năm Phật đã thấy được vi trùng, các vị A-la-hán cũng thấy được vi trùng, nên trong Luật dạy quý Tăng ni đi đâu phải mang theo đãy lọc nước vì sợ uống nước sẽ giết hại vi trùng. Ngày nay chúng ta không mang đồ lọc nước theo vì nước đã được lọc sẵn. Đó là nói về vật rất nhỏ; còn vật xa, Phật nhìn trong bầu vũ trụ thấy có hằng hà sa số thế giới, tức là thế giới nhiều như cát sông Hằng Ấn Độ.
Ngày xưa, một số người cho rằng trời tròn đất vuông có giới hạn, nhưng Phật nhìn thấy ngoài hành tinh của chúng ta còn có vô số hành tinh khác. Hồi xưa đâu có kính viễn vọng, Phật dùng Thiên nhãn thấy được vật ở rất xa, rất nhỏ; do đó Ngài thấy được tường tận nghiệp quả của tất cả chúng sinh thăng lên lộn xuống luân hồi tái sinh, hưởng phước an vui hạnh phúc hay bị sa đọa khổ đau là do mình tạo lấy. Trong một bài Kinh Phật nói, “Ta nhìn thấy chúng sinh theo nghiệp tái sinh luân hồi trong ba cõi sáu đường giống như người đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã tư đường, thấy kẻ đi qua người đi lại rõ ràng”. Chính vì vậy, Phật khuyên chúng ta không làm các việc xấu ác mà hãy làm các việc thiệnlành, tốt đẹp để hưởng phước báo trong cõi lành; còn tạo nghiệp dữ thì bị đọa vào chỗ xấu ác, khổ đau. Những gì Phật thấy và nói lại trong Kinh điển là do Ngài tu chứng và thấy biết đúng như thật chớ không phải do ý thức suy luận viễn vông. Những bài KinhBổn Sanh hay Bổn Sự chúng ta đọc được trong tạng chữ Pali hoặc chữ Hán là những bài Kinh nói vô số kiếp về trước của đức Phật và các vị Thánh đệ tử. Kinh Bổn Sanh nói về tiền kiếp nhiều đời của đức Phật. Kinh Bổn Sự nói về quá khứ của các vị Bà-la-môn hay các vị Tỳ-kheo đời trước đã từng làm gì, ở đâu và bây giờ thọ quả báo thế nào. Như vậy, những sự việc của chư Tăng xảy ra trong thời đức Phật Ngài đều thấy rõ từ những kiếp trước, Ngài nói và người sau ghi chép lại gọi là Kinh Bổn Sự. Những sự việc của Ngài về vô số kiếp trước gọi là Kinh Bổn Sanh. Do nghiệp đã tạo mà sinh ra chỗ tốt hay chỗ xấu chớ không phải ngẫu nhiên, cũng không phải do đấng thần linh, thượng đế nào có quyền sắp đặt, định đoạt số phận của muôn loài chúng sinh.
Trạng thái chứng thứ ba là Lậu Tận Minh. “Lậu” là lọt, là rớt, không còn rớt trong ba cõisáu đường tức là chứng được Lậu Tận Minh. Đây là vấn đề then chốt và chủ yếu mà Ngài muốn tìm để giúp thân phận con người thoát khỏi sinh-già-bệnh-chết. Do chứng được Lậu Tận Minh nên Ngài biết rõ nguyên nhân đi trong sanh tử luân hồi và cách dứt khỏi luân hồi sống-chết. Chính bản thân Ngài đã thoát ra được và đi giáo hóa suốt 49 năm; bị người vu oan giá họa, bị người chửi mắng, hãm hại đủ mọi cách nhưng Phật vẫn bình thản, an nhiên, tự tại chứng minh cho đời sự trong sạch của mình, đã hoàn toàngiác ngộ, giải thoát và thành Phật. Trước khi nhập diệt, Ngài báo cho tứ chúng đồng tu biết được ngày giờ ra đi trước ba tháng. Cho nên, Thiền định là con đường thể nghiệm sâu sắc về chính mình, giúp mọi người vượt qua cạm bẫy cuộc đời để sống bình yên, hạnh phúc và tự tại, giải thoát.
Tam Minh là quá trình Thiền của đức Phật trong đêm Thành đạo dưới cội Bồ đề, đánh dấu sự chuyển đổi quan trọng từ sa môn Cù Đàm dấn thân tìm chân lý, trở thành bậc giác ngộ Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Phật là một con người giống như tất cả mọi người, Ngài là một hoàng thái tử dám từ bỏ quyền uy thế lực, cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, từ bỏ tất cả những gì chúng ta hằng mong muốn để đi tìm chân lý sống cho con người. Như Lai là người giác ngộ hoàn toàn, không còn bị ràng buộc và dính mắc các pháp thế gian như tham lam, sân giận, si mê, mạn nghi và ác kiến. Như Lai là một trong mười danh hiệu của Phật mà Ngài thường dùngtrong các bản Kinh, chúng tôi tạm gọi là “không từ đâu đến và cũng không đi về đâu”. Nó là một thực tại nhiệm mầu không thể diễn tả bằng ngôn ngữ, Như Lai là bậc giác ngộ, bậc tỉnh thức và thấy biết đúng như thật. Như Lai là bậc Ứng Cúng xứng đáng được trời người tôn trọng và cung kính cúng dường, là bậc đã phá trừ các phiền não khổ đau. Như Lai là bậc Chánh Biến Tri, là người đã giác ngộ rộng lớn, thấy biết chân chính và không còn dính mắc các Pháp trần tục ở đời như si mê, tham ái, giận dữ, ghen ghét, hận thù, cống cao ngã mạn và các sự trói buộc khác. Ngài tự do an lạc, thảnh thơi và sống cóhiểu biết, thương yêu chân thành mà không phân biệt người thân hay thù. Như Lai là bậc Minh Hạnh Túc, có nghĩa là cái thấy đầy đủ về nhận thức, hành động đạt đến mức sáng suốt tột cùng. Cái thấy về vô số kiếp về trước làm gì, ở đâu, cái thấy tất cả chúng sinhluân hồi sinh tử, tái sinh trong ba cõi sáu đường đều do mình tạo ra và cái thấy biết cách làm cho con người không còn bị sinh-già-bệnh-chết chi phối. Như Lai là bậc Thiện Thệ, là người đã khéo vượt qua sống chết, đã hoàn toàn được giải thoát một cách viên mãn. Như Lai là bậc Thế Gian Giải, là người đã thấu hiểu được tâm tư, tình cảm, bản chất của mọi chúng sinh, cũng như tất cả mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này. Như Lai là bậc Vô Thượng Sĩ, là người đạt tới nhân cách, phẩm chất cao thượng nhất. Như Lai là bậc Điều Ngự Trượng Phu, là người có khả năng chinh phục, chế ngự, điều động, rèn luyện, giúp cho con người vượt qua cạm bẫy cuộc đời, kể cả những người khó điều phục. Như Lai là bậc Thiên Nhân Sư, là thầy của trời người. Loài trời ở đây chúng ta thường gọi là chư thiên, là loài có phước báu hơn con người. Như Lai là Phật, nói cho đủ là Phật Đà, là người giác ngộ, là người tỉnh thức, là người thấy biết đúng như thật. Như Lai là bậc Thế Tôn, là người tôn quý trong thế gian. Sở dĩ được tôn quý vì nhân cách, phẩm chất sống của Người luôn từ bi và trí tuệ, hiểu biết và yêu thương, dấn thân và phục vụ, bao dung và tha thứ, sẻ chia và thông cảm vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Người cư sĩ tại giathường xuyên quán niệm như thế về Phật thì tâm tư càng ngày càng có sức định tĩnh, lắng trong, nhờ vậy chúng ta luôn sáng suốt khi học và làm việc và có được niềm vui sống trong tỉnh giác.
Riêng tại Việt Nam, ánh sáng tuệ giác Tam Minh của đức Từ Tôn đã được các Thiền sư, cư sĩ Phật tử tiếp tục thắp sáng, tạo thành những trang sử vàng son cho ngôi nhà Phật giáo Việt Nam. Tiêu biểu như ở thời Lý, Trần, vua quan và Thiền sư đã khéo vận dụng tuệ giác và sống đúng như thật qua những đóng góp quan trọng vào việc giữ gìn đất nước độc lập, xây dựng, phát triển quốc gia. Nhất là đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông do tu Thiền mà giác ngộ, giải thoát, mở ra dòng Thiền hiện đại Trúc Lâm Yên TửViệt Nam hướng dẫn tất cả mọi người cùng tu. Ở Ấn Độ có Thái tử đi tu và thành Phật. Ở Việt Nam ta có vị vua từ bỏ ngai vàng, xuất gia và ngộ đạo. Đó là điểm sáng chiếu soi cho ngôi nhà Phật giáo Việt Nam. Phật do tu Thiền mà giác ngộ, các vị Tổ cũng do tu Thiền mà giác ngộ, và đặc biệt cư sĩ tại gia Tuệ Trung Thượng Sĩ cũng do tu Thiền mà tự tại. Trước lúc sắp ra đi, thê thiếp, con cháu trong nhà khóc lóc um sùm, ngài mở mắt ra nói “các ngươi làm mờ chân tánh ta”, nói xong ngài an nhiên, tự tại ra đi.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI TU THIỀN
Tu Thiền muốn có kết quả tốt đẹp, tâm an định và trí tuệ phát sinh để sống bình yên, an vui, hạnh phúc thì mọi người cần phải nắm vững những điều căn bản sau đây:
1- Không trực tiếp sát sinh hại vật, xúi bảo người khác giết hại hoặc vui vẻ đồng tình khi thấy người khác giết hại. Người có tâm sát sinh hại vật thì không bao giờ có thể Thiền định, vì trong các nghiệp xấu ác nặng nhất là tội giết hại. Kẻ giết người cùng kẻ bất hiếu với cha mẹ cũng không thể Thiền định. Muốn tu Thiền được kết quả tốt đẹp chúng taphải từ bỏ giết hại, bởi khi giết vật mắt thấy, tai nghe chúng giãy giụa đau thương nên chủng tử đó huân tập vào tàng thức, lâu ngày ta thấy con vật la khóc đến đòi nợ. Người giết hại nhiều hay lo lắng, sợ hãi, bất an nên trong tâm lúc nào cũng day dứt, khó chịu. Người tại gia vì gia đình, người thân nên phải làm việc để có nguồn thu nhập, vẫn phải ăn mặn để đủ sức khoẻ mà dấn thân đóng góp, phục vụ; nhưng nên ăn mặn theo Tam tịnh nhục, không trực tiếp giết hại, không xúi bảo người khác giết hại, không vui vẻ đồng tình khi thấy người khác giết hại. Ta có quyền mua thịt cá đã làm sẵn hoặc đã nấu chín, nếu mua thịt cá mần sẵn thì phải để ý kiểm tra, đừng mua đồ ương thối tuỳ theo kinh nghiệm mỗi người. Người hay sát sinh hại vật tức làm khổ chúng sinh nên không có lòng từ bi, do đó khó mà Thiền định được kết quả tốt đẹp.
2- Không gian tham trộm cướp, lấy tài sản của cải người khác. Trộm là lén lấy, cướp là công khai lấy. Muốn Thiền định mà trong tâm cứ tính toán làm sao để lấy của người khác thì chắc chắn không bao giờ tâm an định. Nhân trộm cướp quả hiện đời bị tù tội và nghèo khổ, thiếu thốn. Cho nên, người tại gia tu Thiền mà còn bệnh này tức lòng tham lam, ích kỷ quá nhiều, do đó không thể đạt kết quả như ý muốn.
3- Người hay tà dâm cũng vậy, vì lòng dục nặng nề thích đắm sắc mê hoa nên lúc nào cũng toan tính, tìm cách chiếm đoạt để hưởng thụ khoái lạc dục tính. Muốn được như vậy trước nhất người tà dâm phải nói dối “tôi không hạnh phúc” hay “tôi bị bắt buộc”, cốt để làm sao cho người khác phái tin mình. Tham lam, dối gạt để hưởng thụ cho riêng mình là thói quen xấu nhiều đời nhất của đấng mày râu. Dù có vợ đẹp con xinh nhưng vẫn muốn kiếm thêm, vẫn ham thích của lạ để chứng tỏ khả năng chinh phục. Báo chívừa qua cũng đã đăng tin các đại gia bỏ tiền mua dâm với một số người mẫu, hoa hậuvới số tiền quá cao trong một lần quan hệ. Quan niệm chồng chúa vợ tôi, trai năm thê bảy thiếp là tập tục trọng nam khinh nữ phát xuất từ thời phong kiến. Vua có quá nhiều cung phi mỹ nữ nên ít có ông nào sống thọ. Vậy muốn tu Thiền có kết quả tốt chúng taphải biết tiết chế trong sinh hoạt tình dục bằng cách sống thuỷ chung “một vợ một chồng”. Người quá nặng tính dục sẽ giảm sức khoẻ, tinh thần không sáng suốt nên ngồi Thiền khó an định, do đó tâm niệm cứ lăng xăng dính mắc “ta-người-chúng sinh”.
4- Người hay nói dối để lường gạt hoặc hại người cũng khó lòng Thiền định vì tâm tư lúc nào cũng tính toán hơn thua, tìm cách sén bớt của người. Tâm không ngay thẳng, hay nghĩ điều tà dại như nói dóc, nói láo để lường gạt, khoe khoang, nói lời mắng chửi nặng nề tức tâm nóng giận, thù hằn chất chứa nhiều trong lòng. Hạng người như vậy cũng khó mà Thiền định an ổn. Cho nên, muốn tu Thiền đạt được kết quả phải buông xả phiền nãotham-sân-si, phải giữ giới không nói dối hại người hoặc nói lời hằn học, mắng chửi.
5- Uống rượu hoặc dùng các chất kích thích, ăn uống đồ độc hại, hút chích xì ke ma tuý thì càng không thể Thiền định vì tinh thần mê muội, thân thể bất an, không có tinh thần tự chủ. Khi ta tiêu thụ những thứ trên quá nhiều sẽ làm tàn hại thân tâm, bệnh hoạn, si mê, cuồng loạn; làm hại mình, hại gia đình, người thân và xã hội. Hạng người như thế lúc nào cũng tìm cách lường gạt của người khác, nếu làm có tiền cũng tiêu tốn hết vào đó. Gia đình nào có những con người như thế sẽ khổ đau vô cùng cực vì làm khổ chính mình lẫn gia đình, người thân. Nếu ghiền những thứ đó mà không có tiền thì phải trộm cướp, lường gạt của người khác bằng mọi cách. Một xã hội có nhiều con người như vậy trước sau cũng sẽ tan nhà nát cửa, đất nước loạn lạc, khủng hoảng nhân cách đạo đứclàm mất tính người. Biện pháp duy nhất giúp cho con nghiện là sống cách ly xã hội, được hướng dẫn đạo đức tâm linh để tin sâu nhân quả, được tạo công ăn việc làm tại chỗ, sống đơn giản, đạm bạc thì họa may mới cứu chữa được; bằng không xã hội phải xây cất nhiều trung tâm thần kinh và trung tâm cai nghiện để chứa những con người này, dần hồi nhà tù sẽ được mở rộng để dung nạp nhiều kẻ lường gạt, trộm cướp, biếng nhác, ăn không ngồi rồi. Hiện nay xã hội chỉ chữa bệnh tạm thời trên phần ngọn nên tốn kém, mất mát, hao hụt quá nhiều; muốn giúp thế gian giảm bớt tệ nạn xã hội chỉ có cách duy nhấtlàm sao hướng dẫn mọi người tin sâu nhân quả, gieo nhân tốt gặt quả tốt, gieo nhân xấu gặt quả xấu.
Đất nước chúng ta đang trên đà phát triển toàn diện về mọi mặt, nếu con người không ý thức và có hiểu biết chân chính thì chỉ được lợi ích vật chất bên ngoài. Trong bối cảnh hiện nay chúng ta đang sống chung với ô nhiễm môi trường, ô nhiễm văn hóa phẩm đồi trụy, ô nhiễm thực phẩm đồ ăn thức uống, hầu như đại đa số mọi người đều dùng những hóa chất độc hại đưa vào cơ thể do nhu cầu sự sống. Ngành quản lý chức năng cần hạn chế cấp giấy phép một số hoạt động có tác hại lớn như các quán nhậu, các làng nướng, vũ trường… đang mọc lên như nấm mà không có giờ giấc hạn chế. Cơ sở giáo dục chưa phù hợp với sự hiểu biết của con người nên không có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa học tập, làm việc và tu dưỡng đạo đức tâm linh. Việc thay đổi, phát triển, mở mang là điều tốt nhưng phải dựa theo trình độ dân trí, nếu phát triển quá nhanh sẽ làm con ngườikhông theo kịp, thành ra phản tác dụng và làm tổn hại trở lại. Có tiện nghi vật chất đầy đủ mà không có tinh thần sáng suốt cùng hiểu biết chân chính thì nguy hiểm vô cùng vì sẽ đưa con người vào hố sâu tội lỗi.
Theo sự hiểu biết của chúng tôi, muốn mọi người sống thương yêu đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần vị tha, biết cảm thông và tha thứ, biết bao dung và độ lượng, hay san sẻ và nâng đỡ bằng tình người trong cuộc sống thì trước nhất ta phải tin sâu nhân quả, tin nhân quả luôn theo ta như bóng với hình, dù trăm kiếp ngàn đời vẫn không mất, khi hội đủ nhân duyên quả báo hoàn tự hiện. Ta tin tâm mình là Phật, siêng năng cố gắnglàm lành, buông xả tâm niệm về hành động xấu ác. Ta tin bản thân có khả năng làm được tất cả mọi việc trên thế gian mà không phải cầu khẩn, van xin một đấng quyền năng nào đó. Chính ta là ông chủ nhân của bao điều họa phúc. Ngày xưa khi ta chưa biết tu thì ý nghĩ xấu phát sinh ra lời nói, dẫn đến thân giết hại, trộm cướp, lường gạt của người khác; bây giờ biết tu rồi ta suy nghĩ điều thiện, miệng nói lời từ ái, chân thật, sống bao dung, giúp đỡ người khác. Chúng ta chỉ cần thay đổi nhận thức thì nhân quả xấu sẽ từ từ thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp, nhưng ta phải bền chí, kiên trì, đừng ham mau lẹ mà trở thành tham lam. Mình mới tu Thiền chỉ có vài năm mà muốn có kết quả liền thì không thể được vì vô số kiếp khi chưa biết tu ta đã huân tập biết bao nhiêu thói hư, tật xấu; nay biết tu rồi chỉ cần kiên trì, bền bỉ lâu dài thì việc gì cũng có thể làm được; ví nhưtấm gương sáng lâu ngày bị bụi bám đầy, ta chỉ cần lau bụi phiền não tham-sân-si, ganh ghét, tật đố, ích kỷ, mê muội chất chứa hại người cho đến khi nào bụi hết thì gương tựtrong sáng.
6- Người tu Thiền mập quá cũng khó tu vì ăn nhiều là do lòng tham đắm, không biết làm chủ trong ăn uống, thân thể chậm chạp, mệt mỏi, ngồi lại vọng niệm lăng xăng khó điều phục. Người quá mập nếu là phụ nữ có chồng sẽ bị chồng chê và khó có được hạnh phúc thật sự, khó Thiền định được vì khi ngồi lại cảm thấy khó khăn, chộn rộn, mệt mỏi, hoặc Thiền đi, Thiền lạy cũng chậm lụt hơn người thường. Muốn tu Thiền để được kết quả tốt đẹp ta phải điều hoà, cân bằng sức khoẻ. Thí dụ mình cao 1m60 thì trong lượng cơ thể cho phép 56 kg, giữ quân bình như vậy thì ta tu Thiền rất nhẹ nhàng vì mình làm chủ được ăn uống là đã biết tu rồi. Nếu không có đủ khả năng làm chủ trong ăn uống thì ta điều hoà thân thể tối đa là 59 kg hoặc thấp nhất là 53 kg, chỉ cần làm chủ trọng lượng cơ thể là chúng ta đã biết cách tu Thiền.
7- Người ốm quá là người bệnh hoạn, suy dinh dưỡng, thiếu sức khoẻ nên thân thể đau nhức, mệt mỏi, tinh thần rối loạn, hay lo lắng. Thân thể không khoẻ mạnh thì tinh thầnkhông sáng suốt nên cũng khó định tâm trong lúc Thiền.
Ngoài những đòi hỏi trên thì người tu Thiền phải biết cung kính, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, phải chăm sóc dưỡng nuôi khi cần thiết và khi tuổi già sức yếu; ngoài ra còn biết bố thí, cúng dường người tu hành chân chính và người khó khăn, nghèo khổ, biết làm các việc phước thiện như ấn tống kinh sách, băng đĩa, từ thiện giúp đỡ người bất hạnh khi có nhân duyên. Có bố thí, giúp đỡ, sẻ chia ta mới xả bỏ tâm tham lam, ích kỷ, bỏn sẻn, keo kiết nhiều đời; nhờ vậy tâm từ bi giúp người cứu vật được phát triển từ trong gia đình, người thân rồi lan rộng đến người ngoài xã hội.
Nói tóm lại, trước khi tu Thiền chúng ta cần phải có một hiểu biết chân chính, nhận thứcsáng suốt, tin sâu nhân quả, tin chính mình và quyết tâm bền chí phải Thiền trong mọi oai nghi đi-đứng-nằm-ngồi, ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt cho có chừng mực, giữ giới không làm tổn hại thân tâm mình, người và vật. Đó là phương pháp chung dành cho người tu Thiền, nhưng còn tuỳ sức khoẻ, hoàn cảnh cuộc sống của mỗi người mà chúng ta biết cách áp dụng sao cho bản thân được bình yên, an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ. Chúng ta biết áp dụng Thiền đúng lúc, đúng chỗ, đúng nơi thì ngày càng giảm bớt phiền não tham-sân-si và phát sinh trí tuệ, nhờ vậy tăng trưởng lòng từ bi thương xót giúp đỡ người và vật khi có nhân duyên. Cứu giúp một người qua cơn hoạn nạn và giúp họ biết tin sâu nhân quả, hay nói cách khác ta cho họ con cá cũng cần phải cho họ cần câu và chỉ cách câu. Con cá chỉ là phương tiện ban đầu, cho họ cái cần câu thì họ mới biết cách vượt qua nỗi khổ, niềm đau và sống an vui, hạnh phúc.
Thiền mà chúng tôi đang hướng dẫn ở đây là đi vào đời sống gia đình và xã hội, ai muốn sống tốt, không làm tổn hại người khác thì ngay bây giờ phải biết tu tâm sửa tánh để quay về con người tâm linh của chính mình. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi tu Thiền thành tựu đã giáo hoá 49 năm không biết mệt mỏi, nhàm chán vì Ngài không thấy ai là kẻ thù mà chỉ thấy người chưa thông cảm với nhau mà thôi. Dù bị người hãm hại đủ mọi cách nhưng Phật vẫn không buồn phiền mà còn thương họ nhiều hơn vì Ngài đã sống được với tâm thanh tịnh, sáng suốt. Người không biết tu Thiền khi gặp việc xấu sẽ tìm cách trả thù trở lại nên nhân quả vay trả, trả vay không có ngày thôi dứt.
TU THIỀN TRƯỚC NHẤT PHẢI TỰ TIN CHÍNH MÌNH
Người tu Thiền trước nhất phải quyết tâm tin mình sẽ thành Phật, tâm Phật thanh tịnh, sáng suốt nương nơi 6 căn của mỗi người là mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý; nương nơi mắt thì thấy biết rõ ràng không lầm lẫn, hình ảnh sự vật như thế nào thì biết rõ như thế mà không dính mắc; nghe chỉ là nghe, có tiếng nghe có tiếng, không tiếng nghe không tiếng, tiếng lớn tiếng nhỏ là âm thanh bên ngoài, tính nghe thì luôn thường biết rõ ràng; mũi-lưỡi-thân-ý cũng lại như thế. Chúng ta tin tâm mình là Phật, giống như chiếc gương sángvì để lâu ngày bị bụi bám vào, muốn gương sáng trở lại phải chịu khó lau chùi, hết bụi tự nhiên gương sẽ sáng. Cũng vậy, chính tâm mình là Phật nhưng vì lâu ngày ta để bụi phiền não tham-sân-si bám vào nên tâm Phật không hiển lộ, đến khi buông bỏ hết mọi vọng niệm thì tâm Phật hằng soi sáng. Không tin tâm mình là Phật thì chúng ta sẽ không cố gắng chuyển hoá phiền não tham-sân-si để được giác ngộ, giải thoát ngay trong cõi đời này. Quả quyết tin tâm mình là Phật là ta đã thành tựu đức tin mãnh liệt, nhờ vậy khi tu Thiền dễ dàng buông xả sự tham đắm, dính mắc từ trước đến giờ.
Trong sự tu hành chúng ta phải khẳng định, tâm mình là Phật mới có thể tự giải thoátsống chết, không một đức Phật hoặc chư vị Bồ-tát nào có thể giải thoát thay thế chochính mình được. Cuộc sống ngoài xã hội cũng vậy, mọi việc nên hư, thành bại, tốt xấu đều tự chúng ta gầy dựng tạo nên. Chính ta là ông chủ nhân của bao điều hoạ phúc, mình làm lành được hưởng phước, mình làm ác chịu khổ đau, thành Phật hay không là do sự quyết tâm của mỗi người. Ai có đầy đủ đức tin mãnh liệt nơi chính mình thì sẽ không trốn tránh trách nhiệm về mọi hành vi của bản thân, không ỷ lại hay cầu cạnh, nhờ vã kẻ khác, không yếu đuối, hèn nhát trước mọi khó khăn. Chúng ta can đảm đối diệnvới cuộc sống để tìm cách vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời nhằm chuyển hoá nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
TU THIỀN PHẢI CÓ LÒNG QUẢ CẢM
Nhờ tự tin chính mình chúng ta mới can đảm vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử thách, cương quyết quả cảm tiến lên, phấn đấu chiến thắng bọn quân ma phiền não làm trở ngại. Chúng ta biết rõ chính mình có khả năng thành Phật nên quyết chí tu hành cho đến khi thành tựu viên mãn mới thôi. Đức tự tin và lòng quả cảm giúp ta mạnh dạn, gan dạ dấn thân đóng góp, phục vụ tất cả chúng sinh không biết mệt mỏi, nhàm chán để mình và người cùng được bình yên, hạnh phúc. Nếu chúng ta không tự tin chính mình và không có lòng quả cảm thì ta sẽ không bao giờ kiên trì, bền chí khi gặp khó khăn, vấp ngã. Nhờ tin tâm mình là Phật nên ta xem thường mọi nguy hiểm, sống đơn giản, đạm bạc để tu hành như vua Trần Nhân Tông. Vị vua Thiền Sư đã nhường ngôi lại cho con lên núi Yên Tử tu hành nơi đồi núi hiểm trở, khó khăn, thú dữ chực chờ. Trước những hiểm nguy như thế nhưng Phật hoàng Trần Nhân Tông vẫn ung dung, tự tại, không bất an, lo lắng, sợ hãi mà quyết chí tu hành. Thật là một tâm hồn quả cảm tràn trề! Nếu chúng ta ai cũng ứng dụng được tinh thần quả cảm này vào xã hội để dấn thân, đóng góp và phục vụ tốt cho mọi người, thì việc gì cũng có thể thành công tốt đẹp.
TU THIỀN PHẢI BỀN CHÍ SIÊNG NĂNG LÂU DÀI
Có lòng tự tin chính mình chúng ta mới cố gắng nỗ lực tiến tu để buông xả mọi tham đắm, dính mắc ở đời. Bất cứ làm một việc gì mà không tin mình làm được thì chắc chắnviệc ấy sẽ bỏ dở nửa chừng, hoặc có làm cũng không tới đâu. Chúng ta tin chắc việc này mình làm được thì ngày đêm siêng năng, cần mẫn, không dám lơi là, giải đãi. Tin chính mình giúp ta cố gắng, siêng năng, bền chí, kiên trì, không chán nản hay bỏ dở nửa chừng. Tin tâm mình là Phật giúp người tu Thiền tinh tấn, bền chí, nhẫn nại, cố gắngthực hành cho đến khi công thành quả mãn mới thôi. Tin tâm mình là Phật là đã có nhân thành Phật, chỉ cần cố gắng tu hành sẽ thành Phật quả. Từ nhân đến quả đều do sự siêng năng tu hành của bản thân, không phải ai khác có thể làm thế cho ta được dù đó làđức Phật. Ở thế gian ai cũng tự tin chính mình thì chắc chắn mọi việc sẽ được thành công tốt đẹp. Tin tưởng mình có khả năng nên mới siêng năng, cố gắng trong mọi nhiệm vụ. Thế cho nên muốn làm việc được thành công viên mãn thì chúng ta trước tiên phải tự tin chính mình, có lòng quả cảm và bền chí, siêng năng, cần mẫn.
TU THIỀN TÙY THUỘC VÀO VẬN MỆNH ĐẤT NƯỚC DÂN TỘC
Xã hội và tôn giáo luôn liên quan, ảnh hưởng mật thiết với nhau, tu Thiền nói riêng cũng vậy. Trong Phật giáo có quá nhiều pháp môn nhưng chính yếu vẫn là Thiền, tuy nhiênThiền cũng có nhiều loại. Có hai phương pháp chính yếu khi tu Thiền là Thiền Chỉ và Thiền Quán, hai loại này gọi là Thiền Đối Trị và Thiền Trực Chỉ, tức là đi thẳng vào nội tâm để buông xả. Thiền Chỉ và Thiền Quán luôn dung thông, hỗ trợ cho nhau và phải có sự liên kết chặt chẽ mới có thể thành tựu mục đích sau cùng. Khi dân tộc không bị chiến tranh loạn lạc, có chủ quyền độc lập thì pháp môn tu nhà Phật hướng về tự lực hoàn toàn. Khi dân tộc mất chủ quyền, bị lệ thuộc thì pháp môn tu hướng về tha lực nhiều hơn, nhưng chính yếu vẫn là tự lực. Chúng ta thấy sự thịnh suy của dân tộc là sự thịnh suy của Thiền, một đất nước mất chủ quyền thì người dân sao có thể tin vào khả năng tu tập của chính mình nên dễ dàng đánh mất tự chủ mà tin vào tha lực bên ngoài. Chính vì thế tu Thiền cũng chịu ảnh hưởng theo vận mệnh của đất nước. Tuy nhiên, nếu chúng tađã tin sâu nhân quả thì dù trong hoàn cảnh nào ta cũng có thể tu Thiền, vì Thiền luôn song hành với đời sống của chúng ta. Ăn uống, mặc quần áo, đi tiểu, đi đại hằng ngàynếu không biết Thiền ta sẽ tự đánh mất mình, vì những điều này ta phải tự giải quyết chứ người khác không thể thay thế được.
THIỀN RẤT THỰC TẾ TRONG ĐỜI SỐNG MỌI NGƯỜI
Chủ trương của Thiền là khai sáng trí tuệ, phục hưng lại con người tâm linh của bản thânmà ta đã lãng quên từ lâu vì bị phiền não tham-sân-si che lấp do chấp thân tâm này làm ngã. Chính nơi thân chúng ta đã có sẵn con người chân thật, đó là Phật tính sáng suốtnương nơi mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý. Con người thật của mình không phải do Phật cho haydo một đấng thần linh, thượng đế nào tạo nên. Chính tâm Phật là cái có sẵn nơi chúng ta, một phút giây vắng nó thân này sẽ ngừng hoạt động và chuyển sang đời khác. Ví nhưgió không có hình tướng cụ thể nhưng thấy lá cây động, thân người mát ta mới cảm nhận có gió, lúc bình thường thì không. Cũng vậy, ngay nơi thân này có tâm Phật sáng suốt nhưng vì vô minh, phiền não che chướng mà chúng ta lãng quên, bây giờ ta chỉ cần thừa nhận mình có sẵn thì một đời an vui, giải thoát. Thực tế hơn nữa khi người tu Thiềnchỉ cần khéo biết cách áp dụng vào đời sống hằng ngày, từ khi mở mắt thức dậy, tắm rửa, đi đại, đi tiểu, ăn uống, làm việc, cho đến đi ngủ cũng đều Thiền được cả, không phải cứ vào chùa hay thâm sơn cùng cốc mới tu Thiền. Để thấy rõ tánh cách thực tế của Thiền, chúng ta cùng nghe Lục Tổ nói trong bài tụng “Vô Tướng”:
Phật pháp ở thế gian
Chẳng lìa thế gian giác
Lìa thế kiếm bồ-đề
Giống như tìm sừng thỏ.
Bấy nhiêu đó cũng đủ cho ta thấy rõ tính cách thực tế của sự tu Thiền như thế nào rồi. Đạo và đời luôn gắn liền với nhau, nếu chúng ta muốn giải thoát thì phải tu ngay nơi trần gian này. Lông rùa và sừng thỏ là những vật xem như không có thực, người tu Thiền mà xa lánh thế gian để tìm cầu giải thoát cũng giống như kiếm lông rùa, sừng thỏ. Tu Thiềnchính yếu là chuyển hoá tâm phiền não tham-sân-si thành vô lượng trí tuệ từ bi để đượcgiác ngộ, giải thoát. Hoa sen mọc tươi tốt và nở thơm ngát từ bùn nhơ nước đục, nên tu Thiền là ứng dụng ngay nơi cuộc sống trong bốn oai nghi đi-đứng-nằm-ngồi. Điều này chắc chắn ai cũng có thể làm được tuỳ theo khả năng và sự quyết tâm tu tập của mỗi người.
TU THIỀN RẤT HỢP VỚI THUẬT DƯỠNG SINH VÀ RÈN LUYỆN THÂN THỂ
Người tu Thiền biết điều hòa thân thể, điều hòa hơi thở và nội tâm nên ít bệnh hoạn, đau yếu. Về thân thể người tu Thiền ăn uống có tiết độ, ngủ nghỉ có chừng mực, làm việc đúng thời khóa, cấm kỵ những việc trác táng, rượu chè, đam mê sắc dục quá đáng. Về hơi thở người tu Thiền biết điều hòa hơi thở dài và nhẹ. Hơi thở là chủ yếu của sức khỏe, là quyết định của mạng sống. Khi mệt thì thở hổn hển, khi khỏe thì thở nhẹ nhàng. Mạng sống chúng ta còn hay mất là do hơi thở quyết định, thở ra mà không thở vào thì thân này bại hoại, chuyển sang đời khác. Thế mà đa số người đời sống không biết hơi thở mình đang thế nào, dường như họ đã quên mất khi mình thở ra mà không thở vào là mạng sống chấm dứt. Về tâm tư con người cũng vậy, có những lo nghĩ bất thường hoặc tức giận, hoặc sợ sệt, hoặc lo lắng, phiền muộn, khổ đau, tất cả đều là nguyên nhân phát sinh bệnh hoạn. Người tu Thiền khéo buông xả những tâm tư vọng động khiến nội tâmtrong sáng, tĩnh lặng nên thân tâm an ổn, nhẹ nhàng. Buông xả mọi tâm niệm xáo động nơi mình thì hành giả được an nhiên, bình tĩnh trước mọi sóng gió cuộc đời. Những khi thân bị gió lạnh xâm nhập chỉ cần ngồi Thiền trong một giờ thì tan hết, bởi lẽ ngồi Thiềnthì hơi nóng trong người xông lên nên khí lạnh tan biến. Con người do thân bất an nên sanh bệnh, tâm lo lắng, sợ hãi, phiền muộn nên cũng sanh bệnh. Người tu Thiền khéo điều hòa thân an ổn, tâm yên định nên phù hợp với thuật dưỡng sinh.
Thiền theo lời Phật dạy có hai phương pháp hỗ tương cho nhau là Thiền Chỉ và Thiền Quán. “Chỉ” là trụ tâm vào một chỗ như niệm Phật, niệm Bồ tát, niệm hơi thở. “Quán” là dùng nhận thức để xem xét thân tâm, vạn vật nhằm biết rõ bản chất thật-hư của nó. Thiền Chỉ với mục đích dừng tâm vọng niệm lăng xăng nhờ chú tâm vào một chỗ nên được định. Thiền Quán giúp hành giả phát sinh trí tuệ nên buông bỏ được phiền nãotham-sân-si, nhưng nếu quán hoài thì lăng xăng, không an định. Do đó, khi tu Thiềnchúng ta phải biết dùng Chỉ và Quán để dung hoà thân tâm. Khi thì ta dùng Chỉ, khi thì ta dùng Quán để điều hoà tâm vọng động. Chỉ nhiều thì được định nhưng không có trí tuệnên không thể buông xả tâm phải-quấy, đúng-sai, tốt-xấu, do đó cũng không thành tựuđạo pháp. Có trí tuệ nhiều thì tâm lăng xăng, không an định, do đó phải quay về Trung đạo để sống với tâm Phật của mình. Khi hai pháp Chỉ và Quán đã được dung thông thì mỗi hành giả phải xả chúng để không trụ vào bên nào mà thể nhập Phật tính sáng suốt, nương nơi mắt thì thấy biết rõ ràng không lầm lẫn, sự vật như thế nào thấy rõ như thế đó nên thấy chỉ là thấy, thấy tức biết, tai-mũi-lưỡi-thân-ý cũng lại như thế. Thiền theo lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni có thứ lớp từ thấp đến cao, tuỳ theo căn cơ, trình độ của mỗi người mà ứng dụng tu theo nhiều cấp độ khác nhau.
THIỀN ĐẠO PHẬT KHÁC VỚI CÁC LOẠI THIỀN NGOẠI ĐẠO
Để khỏi lầm lẫn ý nghĩa chống đối hay khinh rẻ, chúng ta nên định nghĩa chữ "ngoại đạo" cho rõ ràng. Nhà Phật định nghĩa rất rõ, ngoài tâm cầu Phật là ngoại đạo. Như thế, dù cho người xuất gia theo Phật mà chỉ một bề hướng ngoại cầu mong cũng gọi là ngoại đạo. Bất cứ một pháp tu nào chỉ trông cậy bên ngoài, tìm kiếm bên ngoài đều gọi là ngoại đạo, vì chủ trương nhà Phật người tu phải "minh tâm kiến tánh" mới thành Phật. Tâm tánh đâu phải việc bên ngoài, nếu tìm bên ngoài là trái với tông chỉ nhà Phật nên gọi là ngoại đạo. Chúng tôi liệt kê những lối tu Thiền theo ngoại đạo đang hiện hành ở Việt Nam như Thiền xuất hồn, Thiền chuyển luân xa, Thiền chuyển tinh hóa khí, chuyển khí hóa thần, Thiền thai tức, Thiền điện thiêng liêng, Thiền Du-già… Những lối tu Thiền này không ngoài hai tiêu chuẩn mầu nhiệm và sống lâu. Mầu nhiệm thuộc huyền bí, hấp dẫnnhững người hiếu kỳ. Sống lâu thuộc thân thể khỏe mạnh, hấp dẫn người thích sống dai. Hai tiêu chuẩn ấy trái hẳn với đạo Phật. Đạo Phật chủ trương tu để mở mang trí Tuệ, thấy được chân lý, không cần sự mầu nhiệm. Có trí tuệ liền thấy tất cả giả tướng ở thế gian đều là vô thường, dù cố dụng công bảo vệ, duy trì cách mấy rốt cuộc cũng hoại diệt. Cái giả mà cố giữ không phải si mê là gì? Thiền đạo Phật thấy tất cả pháp duyên hợp hư giả, thể tánh là không, nhận ra Phật tính sáng suốt ngay nơi thân này nên khác hẳn với pháp Thiền ngoại đạo. Thiền đạo Phật nhằm mục đích giác ngộ, giải thoát và giúp nhiều người cùng được sống bình yên, an vui hạnh phúc nên đi theo con đường Bồ tát đạo, giúp đỡ tha nhân cho đến khi thành Phật viên mãn mới thôi.
THIỀN TRONG SINH HOẠT ĐỜI THƯỜNG
Chúng ta bắt đầu hành Thiền từ khi mở mắt thức dậy cho đến khi đi ngủ, Thiền như vậy mới đạt hiệu quả cao vì liên tục, không bị gián đoạn. Nếu tọa Thiền một mình trong phòng riêng hành giả có thể mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát, nếu cùng tu với nhiều người thì nên mặc áo Tràng cho trang nghiêm. Dụng cụ tọa Thiền của mỗi người gồm một bồ đoàn để ngồi với kích thước phù hợp, nếu không có thể lấy mền lót đỡ để dễ dàng ngồi thẳng lưng. Hành giả có thể ngồi Thiền theo tư thế Kiết Già (kiểu hoa sen), Bán Già hay các tư thế khác tùy theo sức khỏe, tuổi tác của mỗi người. Mục đích chính là điều phục cho tâm được an định. Hành giả nên chọn thời điểm và nơi chốn tọa Thiềnhằng ngày tùy hoàn cảnh, công việc và sức khỏe sao cho có kết quả tốt nhất, không nên tọa Thiền lúc mới ăn no, ít nhất là trên một tiếng đồng hồ hoặc lúc quá mệt hay buồn ngủ. Người tại gia bắt đầu tọa Thiền lần lượt theo hai bước là điều thân và điều hơi thởđể chuẩn bị tốt cho việc điều tâm không chạy tán loạn, lăng xăng khi hành Thiền. Sau đây là chi tiết thực hiện từng bước từ lúc bắt đầu cho tới lúc xả Thiền:
1. Điều thân
Hành giả lần lượt thực hiện các bước sau:
_ Ngồi trên bồ đoàn, xương cùng đặt ngay giữa bồ đoàn, vận động nghiêng người qua hai bên vài lần rồi ngồi theo tư thế thích hợp.
_ Cởi nút áo cổ, nới dây thắt lưng, chỉnh áo quần chỉnh tề, ngay ngắn sao cho thoải mái, trang nghiêm.
_ Thân cúi xuống ngẩng lên 3 lần, lúc đầu mạnh, sau nhẹ dần.
_ Bàn tay phải để trên bàn tay trái hoặc ngược lại, hai bàn tay đan chéo, hai ngón cái chạm nhẹ vào nhau, đặt nằm ngay chiều rốn phía dưới hai ba phân. Hai cánh tay vừa chạm vào hông.
_ Chóp mũi, rốn và hai đầu ngón tay cái nằm trên một mặt phẳng thẳng đứng. Đầu hơi cuối xuống để hai trái tai dóng thẳng xuống vai.
_ Lưng thẳng vừa phải, ngồi một cách tự nhiên, thoải mái. Gương mặt tươi tỉnh, bình thản. Mắt khép hờ độ 2/3 hoặc có thể nhắm hay mở tùy người, tùy lúc; nên mở mắt trong thời gian đầu để điều chỉnh cho thân ngồi ngay ngắn, không bị niễng hai bên.
2. Điều hơi thở
Hành giả thở 3 hơi dài, hít vô bằng mũi, thở ra bằng miệng, trước mạnh, sau nhẹ dần.
3. Bắt đầu hành Thiền
Có 3 bước lần lượt từ thấp lên cao khi bắt đầu hành Thiền:
Mỗi hành giả tuỳ theo sở thích hoàn cảnh mà có thể niệm Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni, phật A Di Đà, hoặc Bồ tát Quán Thế Âm hay các Bồ tát khác hoặc niệm hơi thở. Tuy danh từ và tên có khác vì đây là phương tiện bước đầu, nhưng tất cả đều quy về một chỗ là tu thiền để thành Phật và cứu độ chúng sinh. Ở đây, chúng tôi hướng dẫn thiền Quán Thế Âm Bồ tát để mình được bình yên, hạnh phúc và giúp đỡ mọi người cùng vượt qua biển khổ sông mê ngay nơi cõi đời này cho đến khi nào thành tựu viên mãn mới thôi.
_ Miệng niệm Quán Thế Âm Bồ tát, tai chú tâm lắng nghe từng tiếng một rõ ràng, nhờ vậy không bị thất niệm, do đó dễ dàng định tâm. Hành giả Thiền Chỉ một thời gian, nhờ chú tâm nên lâu ngày dẫn đến nhất niệm, chỉ nghe âm thanh niệm Bồ tát một cách rõ ràng. Hành giả tu đến đây đã được định nên tâm an trú vào câu niệm Bồ tát.
_ Nếu có định mà không có tuệ thì không thể buông xả hết phiền não tham-sân-si và phát tâm giúp đỡ hay san sẻ với mọi người. Do đó, bước thứ hai hành giả phải tu ThiềnQuán. “Quán” có nghĩa là xem xét, tìm tòi, soi sáng thân tâm và hoàn cảnh để tìm ra lẽ thật-hư của nó. Trước nhất hành giả quán sát về thân xem có “thật ngã” hay không; sau đó quán sát tâm suy tư, nghĩ tưởng của mình có thật hay không; kế đến là quán sát mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này xem có thật hay không. Khi quán sát như vậy hành giả thấy tất cả đều do nhân duyên hoà hợp mà thành, không có gì là thực thể cố định nên thân tâm, hoàn cảnh đều vô thường hoại diệt, nhờ vậy buông xả hết tâm niệm cố chấp xưa nay khi cho thân tâm này là “thật ngã”. Hai pháp Thiền Chỉ và Thiền Quán phải được hỗ tương lẫn nhau, có khi hành giả dùng Thiền Chỉ để dừng vọng niệm, có khi dùng Thiền Quán để phát sinh trí tuệ thấy biết đúng như thật. Có định mà không có tuệ gọi là “si định”, có tuệ mà không có định thì vọng niệm mãi lăng xăng.
_ Khi hành giả Thiền trong mọi hoàn cảnh và đã định tâm và phát sinh trí tuệ thì sang giai đoạn bảo trì tính giác, nương nơi mắt thì thấy biết rõ ràng không lầm lẫn, thấy chỉ là thấy nhưng không dính mắc vào sự thấy nên tâm thanh tịnh, sáng suốt; giống như chiếc gương lâu ngày bị bụi bám, bây giờ bụi không còn nữa nên chiếc gương tự sáng trở lại. Giai đoạn này hành giả từ từ chuyển hoá tập khí, thói quen nhiều đời còn xót lại cho đếnkhi nào vọng niệm hết sạch thì gương trong sáng hoàn toàn, không tỳ vết. Tai có tiếng thì nghe có tiếng, không tiếng nghe không tiếng. Tất cả âm thanh lớn nhỏ đều nghe nhưng không bám dính vào một âm thanh nào, nhờ vậy hành giả thành tựu được tánh nghe. Mũi-lưỡi-thân-ý cũng lại như thế. Đến giai đoạn này hành giả không cần trụ tâm vào Chỉ hay Quán nữa mà chỉ cần nhận diện rõ ràng từng vọng niệm của mình, nó như thế nào thì biết như thế đó thì vọng niệm từ tan hoà vào hư không.
4. Xả thiền
Hành giả Xả thiền theo thứ tự ngược với lúc vào Thiền. Đầu tiên là xả tâm, kế đến xả hơi thở, sau cùng là xả thân.
_ Xả tâm: Khi nghe tiếng khánh hay chuông báo xả Thiền, hành giả tâm duyên theo tiếng chuông, khánh biết rõ từ lúc có tiếng đến khi tiếng chấm dứt và đọc thầm bài kệ hồi hướng:
Nguyện đem công đức này,
Hướng về khắp tất cả,
Đệ tử và chúng sinh,
Đều trọn thành Phật đạo.
_ Xả hơi thở: Hành giả thở 3 lần từ nhẹ đến mạnh. Hít vào bằng mũi, tưởng “máu huyết theo hơi thở lưu thông khắp châu thân”. Thở ra bằng miệng, tưởng “bao nhiêu phiền não, cấu uế, bệnh hoạn đều theo hơi thở ra ngoài”.
_ Xả thân: Hành giả làm lần lượt các động tác sau.
+ Chuyển động luân phiên hai bả vai mỗi bên 5 lần.
+ Đầu cúi xuống ngước lên 5 lần, xoay qua trái qua phải 5 lần rồi cúi xuống ngước lên 1 lần nữa.
+ Co duỗi các ngón tay 5 lần và chuyển động thân từ nhẹ đến mạnh 5 lần, lần cuối úp hai bàn tay lên đầu gối rồi ấn mạnh xuống.
+ Chà xát hai bàn tay cho ấm lên rồi xoa mặt, tai, gáy, cổ mỗi nơi 20 lần.
+ Dùng đầu ngón tay cào nhẹ trên đầu từ trước ra sau 5 lần.
+ Bàn tay phải xoa từ vai trái xuống cánh tay, bàn tay trái xoa từ nách xuống hông phải, làm 5 lần rồi đổi tay.
+ Lòng bàn tay phải đặt trước ngực, lưng bàn tay trái đặt nơi lưng, hai tay đồng thời xoa theo chiều ngang ở 3 vị trí, mỗi nơi 5 lần: Thượng tiêu (trước ngực), Trung tiêu (giữa ngực và bụng), Hạ tiêu (bụng dưới).
+ Hai bàn tay chà xát mạnh vùng thận, thắt lưng, mông, dọc hai bên đùi đến đầu gối (vẫn còn xếp bằng theo tư thế lúc đầu), chà xát lâu mau tùy sự đau tê nhiều hay ít. Xoa kỹ những chỗ bị đau nhiều, nếu không lâu ngày sinh bệnh đau nhức.
+ Chà hai bàn tay vào nhau cho nóng lên rồi áp vào mắt 5 lần.
+ Tay nắm các đầu ngón chân, đặt bàn chân xuống tọa cụ. Xoa bóp kỹ hai chân và lòng bàn chân cho đến khi bớt đau tê mới duỗi thẳng hai chân ra.
+ Gập người xuống, hai cánh tay duỗi thẳng sao cho các ngón tay chạm vào đầu ngón chân, gập xuống thẳng lên 3 lần.
+ Cuối cùng, bỏ bồ đoàn ra, tiếp tục xoa bóp kỹ những chỗ còn đau tê.
Thời gian xả Thiền từ 10 đến 15 phút. Nếu nhiều người cùng ngồi với nhau thì sau khi xả Thiền người xong trước vẫn ngồi xếp bằng ngay ngắn để chờ mọi người hoàn tất việc xả Thiền rồi tiếp tục tụng kinh theo nghi thức thống nhất. Nếu một mình thì tuỳ theo hoàn cảnh mà sắp xếp hài hoà để thân tâm được an lạc. Người tại gia ngồi Thiền tối thiểu 15 phút cho đến 2 tiếng, tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh sống của mỗi người mà chúng taáp dụng hành Thiền cho hài hoà.
TU THIỀN QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
1. Thiền niệm Quán Thế Âm
Hiện nay một số hành giả tu theo pháp môn niệm Phật để cầu vãng sanh Tây phương Cực Lạc của đức Phật A Di Đà, lấy tín-hạnh-nguyện làm Tông chỉ. “Tín” là tin có cõi PhậtA Di Đà ở Tây phương Cực Lạc. “Hạnh” là niệm Phật đến nhất tâm bất loạn. “Nguyện” là nguyện về Tây phương Cực Lạc. Đây là quan điểm của Tông chỉ Tịnh Độ trong bản kinhA Di Đà. Chúng tôi căn cứ theo lời Phật dạy trong Tam tạng Kinh điển thì thấy tất cả đều phải tu Thiền ngay nơi cõi này chứ không phải tìm cầu đâu xa. Thiền của đạo Phật mục đích đạt đến giác ngộ, giải thoát cho chính mình và phát nguyện độ tất cả chúng sinh. Chính đức Phật Thích Ca Mâu Ni do tu Thiền dưới cội Bồ đề mà thực chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Giác. Chúng ta là những người tu theo Phật thì cũng phải tu Thiền, nhưngtu Thiền như thế nào để được lợi ích thật sự? Thiền mà chúng tôi đang hướng dẫn đi thẳng vào đời sống gia đình và xã hội. Thiền ngồi tịnh tâm, Thiền lạy trong sám hối, Thiền đi trong sinh hoạt đời thường, Thiền tỉnh giác trong ăn uống, lúc tắm rửa, đi tiểu, đi đại, lúc lái xe, lúc làm việc, lúc mua bán, giảng dạy, nghiên cứu, gánh nước lặt rau, nấu nướng… và Thiền nằm trong lúc nghỉ ngơi hay trước khi đi ngủ. Vì người cư sĩ tại giacòn nhiều nhân duyên ràng buộc nên chúng tôi hướng dẫn phương tiện tu Thiền niệm Bồ tát Quán Thế Âm, cũng lấy tín-hạnh-nguyện làm Tông chỉ nhưng tín-hạnh-nguyện của người niệm Quán Thế Âm khác với niệm Phật cầu vãng sanh.
“Tín” ở đây có nghĩa tin vào thần lực nhiệm mầu của Bồ tát Quán Thế Âm có đủ khả năng giúp chúng sinh chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc, đạt đượckết quả như ý muốn. Mỗi hành giả đều tin chính mình là Bồ tát Quán Thế Âm nhờ tu hạnh lắng nghe, buông xả và biết bố thí chia vui sớt khổ và bố thí không sợ hãi. “Hạnh” có nghĩa là thực hành niệm danh hiệu Bồ tát một cách tinh chuyên, ròng rặc, miên mật, thường xuyên mỗi ngày không lơ là, giải đãi. Chúng ta cung kính, chí thành niệm danh hiệu Bồ tát trong mọi hoàn cảnh, trong bốn oai nghi đi-đứng-nằm-ngồi mà không bị ngoại cảnh chi phối làm thất niệm. Cuộc sống thế gian vốn nhiều đau khổ, bất an, tham lam, thù hận, đố kỵ, tranh chấp, xung đột, sợ hãi và sẵn sàng triệt tiêu lẫn nhau vì quyền lợiriêng tư. Nếu chúng ta không thường xuyên cung kính niệm Bồ tát Quán Thế Âm mà chờ đến khi gặp hoạn nạn mới khẩn cầu van xin thì e rằng không có kết quả như đã nguyện. Lúc này tinh thần không sáng suốt, khủng hoảng, sợ hãi, mất bình tĩnh thì làm sao đủ khả năng cầu sự gia hộ của Bồ tát. “Nguyện” ở đây có nghĩa là chí nguyện độ sinh, cứu vớt chúng sinh tai qua nạn khỏi, vượt thoát khổ đau và luôn đem niềm vui đến với tất cả muôn loài. Bồ tát sau khi thành tựu đạo quả, phát nguyện dấn thân đi vào đời để làm lợi ích chúng sinh, cùng đồng hành, cùng làm việc, cùng đóng góp, cùng gánh vác, cùng sẻ chia, cùng chia vui và cùng sớt khổ với tất cả chúng sinh. Chúng ta phải thường xuyênquán chiếu thế gian lúc nào cũng đầy dẫy khổ đau, bất hạnh như đang sống trong nhà lửa, chịu sự nóng bức của phiền não trong từng phút giây.
Tu và học theo hạnh nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm như nhịp cầu nối kết yêu thương, sẻ chia cuộc sống, luôn giúp mọi người sống gần gũi, gắn bó với nhau bằng sự thương yêu và hiểu biết, dấn thân và phục vụ, bao dung và độ lượng, cảm thông và tha thứ, sẻ chia và giúp đỡ, không thấy ai là người thù mà chỉ có người chưa thông cảm với nhaumà thôi. Phương pháp Thiền Quán Thế Âm là miệng niệm, tai lắng nghe khi ngồi, khi đi, khi lạy, khi nằm; tức là hành giả chú tâm vào câu “Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát”, nhờ chú tâm nên không bị các vọng niệm buồn thương, giận ghét, phải quấy, tốt xấu chi phối.Hành giả tu theo pháp niệm Quán Thế Âm Bồ tát trong khi ngồi thì miệng niệm “Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát”, tai lắng nghe rõ ràng từng tiếng một.
2. Thiền trong lúc ngồi
Hành giả mỗi buổi sáng thức dậy lễ Phật xong mới bắt đầu vào Thiền. Ai có bàn thờ Phậttại nhà thì ngồi Thiền ngay đó, ai chưa thờ Phật thì tự sắp xếp chỗ ngồi hợp lý vì Thiền dành chung cho mọi người. Ngồi Thiền có nhiều cách, cách thứ nhất là tư thế ngồi hoa sen Kiết Già, hai chân đang chéo vào nhau, hoặc ngồi tư thế Bán Già hay ngồi cách nào cho thoải mái cũng được. Điều quan trọng là mỗi hành giả điều phục tâm mình sao cho được an định. Trước khi tịnh tâm hành giả ngồi tư thế lưng thẳng, hai bàn tay xỏ hình bánh vế, hai ngón tay cái đâu nhau và để ở giữa bụng, dưới rún; mắt nhìn thẳng về phía trước, ngó xuống điểm trước mắt cách 8 tấc đến 1 thước, 2 mắt mở vừa chừng, không nên nhắm lại để tránh tình trạng bị ngủ gật hoặc ngồi lệch một bên; khi ngồi nên động thân vài lần để máu huyết lưu thông đều rồi sau đó hít vào 3 hơi bằng mũi và thở ra bằng miệng. Bắt đầu vào Thiền hành giả sẽ niệm “Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát” chậm rãi, từ từ, nhẹ nhàng vừa đủ nghe. Miệng niệm, tai lắng nghe, chúng ta nghe từng tiếng niệm Bồ tát rõ ràng. Khi mới bắt đầu tập tu Thiền, hành giả thường bị các vọng niệm thương ghét, vui buồn, phải quấy, tốt xấu, đúng sai chen vào làm thất niệm, mất tập trung. Đây là lẽ đương nhiên, nhưng khi hành giả cố gắng chú tâm vào từng tiếng niệm Bồ tát sẽ dần dần đánh bạt các vọng niệm khác, nhờ khéo nhiếp tâm thuần thục.
Chúng ta nên nhớ, Thiền niệm Quán Thế Âm Bồ tát rất đơn giản, dễ dàng, chỉ cần chúng ta có đủ lòng tin, kiên trì, bền chí, siêng năng, tinh tấn tu hành đều đặn ắt sẽ thành côngtrong nay mai. Tu Thiền Quán Thế Âm mục đích để cầu giác ngộ, giải thoát cho chính mình và phát nguyện cứu độ chúng sinh bằng trái tim yêu thương và hiểu biết. Phật dạy chúng ta sở dĩ tồn tại trên thế gian này là phải nương nhờ lẫn nhau về mọi phương diện, ai dù tài giỏi đến đâu cũng không thể sống một mình độc lập mà không nhờ vào sự đóng góp của người khác. Vì lẽ đó chúng ta tu theo hạnh nguyện Quán Thế Âm Bồ tát để cùng nhau chia vui, sớt khổ với tấm lòng vô ngã, vị tha bằng tình người trong cuộc sống. Ta khỏi cần cầu đi đâu mà ngay nơi cõi đời này cùng chia vui sớt khổ với mọi người, cùng san sẻ hay nâng đỡ cho nhau để cùng nhau dìu dắt những người còn chìm đắm trong biển khổ sông mê quay về bờ giác ngộ mà sống đời an vui hạnh phúc.
Đức Phật đã dạy nước mắt chúng sinh còn nhiều hơn nước bốn biển vì chúng sinh luân hồi, sống chết từ vô thuỷ kiếp đến nay. Bởi luân hồi vô số kiếp như thế nên chúng ta đã từng làm cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái, họ hàng, bà con quyến thuộc với nhau nên có nghĩa tình sâu nặng trong mối tương giao của cuộc sống. Do đó khi chúng ta tu được bình yên, hạnh phúc phải nguyện giúp đỡ tha nhân và cứu độ tất cả chúng sinh, trong đó có người thân người thương của ta hằng hà vô số. Thiền niệm Quán Thế Âm Bồ tát có ba cấp độ. Thứ nhất là miệng niệm, tai lắng nghe cho đến khi nào thành tựu được nhất niệm, chỉ nhớ nghĩ Bồ tát Quán Thế Âm mà không nhớ vọng niệm khác thì mỗi hành giảchuyển sang pháp thứ hai là miệng niệm, tâm lắng nghe. Đến đây ta không cần phải chú tâm vào câu niệm Bồ tát mà dùng tánh nghe sáng suốt của mình để thể nhập tánh biết nương nơi tai. Bước ba hành giả không còn miệng niệm nữa mà tâm niệm, tâm lắng nghe, hằng thấy nghe, hay biết với tâm thanh tịnh, sáng suốt của chính mình nên thành tựu viên mãn.
3. Thiền trong lúc lễ lạy sám hối
Pháp Thiền lạy này được lợi ích ba yếu tố. Thứ nhất là vừa lạy vừa tập thể dục, rút ngắnđược thời gian buổi sáng. Khi lạy như vậy toàn thân năm vóc cung kính lễ, hai tay chắp trước ngực rồi niệm “Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát”; kế đến đưa hai tay lên trán và gập người xuống lạy, hai chân giữ nguyên, chỉ nhón gót lên, hai tay úp xuống, đầu sát đất và sau đó đứng lên theo vị trí cũ mà không cần di chuyển tay chân, giống như chiếc lò xo bật ra và rút lại, cứ như thế thoải mái, nhẹ nhàng miệng niệm Quán Thế Âm Bồ tát, tai chú tâm lắng nghe tiếng niệm của mình rõ ràng từng tiếng một. Mỗi hành giả lạy tối thiểutừ 30 lạy hoặc một vài trăm lạy tùy theo khả năng, sức khoẻ và hoàn cảnh mỗi người. Thiền lạy này có ba công dụng hữu ích, vừa tập thể dục vừa cung kính lạy, miệng niệm tai lắng nghe là thành tựu ba điều kiện. Một là đỡ phải mất thời gian đi tập thể dục vì khi lạy như thế toàn thân năm vóc đứng lên, lạy xuống làm máu huyết lưu thông khắp toàn thân, hành giả khi lạy cảm thấy an ổn, nhẹ nhàng, không mất sức. Hai là khi lễ lạy sẽ xả được tâm chấp trước, cống cao ngã mạn, hành giả nhờ vậy càng tu lại càng khiêm tốn, lễ phép, biết kính trên nhường dưới thương yêu bình đẳng với tất cả mọi người. Ba là khi lạy chỉ nhớ miệng niệm Bồ tát Quán Thế Âm, tai chú tâm lắng nghe nên không bị các tạp niệm khác làm loạn động, hành giả do đó thân khoẻ, tâm an định.
4. Thiền trong lúc đi tới đi lui
Đây là nhu cầu cần thiết hằng ngày, hành giả phải đi đứng qua lại thường xuyên nên khó bề làm chủ bản thân, do đó lúc nào cũng bị nhiều vọng niệm lăng xăng chi phối làm thất niệm. Với Thiền đi hai tay hành giả chắp trước ngực, đi tới đi lui tùy thích, miệng niệm “Quán Thế Âm Bồ tát”, tai chú tâm lắng nghe. Hành giả chỉ một bề miệng niệm, tai lắng nghe, không cần chú ý đến chân đi nhanh hay chậm. Thiền đi này có một công dụng rất hay là khi đi hành giả chắp hai tay trước ngực, lâu ngày trở thành thói quen tốt, khi gặp ai chúng ta sẽ chắp tay xá chào một cách lễ phép, nhờ vậy dễ gây cảm tình và lòng tôn kính với nhiều người.
Ba pháp Thiền ngồi, Thiền lạy, Thiền đi nhất như chỉ miệng niệm, tai chú tâm lắng nghe trong thời gian sáng sớm khoảng một tiếng đồng hồ. Hành giả kết hợp vừa tu, vừa rèn luyện thân thể, vừa tiết kiệm thời gian. Nhờ miệng niệm “Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát”, tai chú tâm lắng nghe nên thân khoẻ, tâm an ổn, nhẹ nhàng trong định tĩnh, sáng suốt.
5. Thiền trong lúc nằm, ngủ nghỉ
Thiền nằm cũng đơn giản, nhẹ nhàng như những pháp Thiền đã nói, cũng miệng niệm, tai chú tâm lắng nghe, không cần niệm lớn tiếng mà chỉ niệm thầm trong miệng nên dễ dàng đi vào giấc ngủ. Hành giả hành Thiền trong lúc nằm để thư giãn, nghỉ ngơi, cũng chỉ nhẹ nhàng niệm thầm, tai lắng nghe, nhờ vậy tâm an ổn, nhẹ nhàng mà không bị các tạp niệm thương ghét, phải quấy làm loạn động.
6. Thiền trong lúc ăn uống
Dù là người mua bán, người đi chợ, người đến công sở thì tất cả đều phải ăn để có sức khoẻ làm việc. Qua pháp Thiền ăn hành giả không cần niệm danh hiệu Bồ tát nữa mà chỉ chú tâm vào việc ăn, ăn ngon biết ngon, ăn dở biết dở, đắng chát, chua cay, ngọt mặn đều biết rõ ràng nhưng không khởi niệm thích thú hay chán ghét. Thường món nào hợp với khẩu vị thì ta thích thú, bám víu vào đó nên mất chánh niệm trong khi ăn. Món nào dở thì ta ngao ngán không muốn ăn, do đó không làm chủ tâm mình trong lúc ăn. Chúng tanên nhớ “ăn để mà sống, chớ không phải sống để mà ăn”. Khi hiểu được như vậy ta sẽ ý thức, làm chủ trong việc ăn uống. Đa số phụ nữ trong thời hiện đại bị bệnh béo phì quá nhiều làm mất vẻ đẹp duyên dáng của phái đẹp. Khi mập quá thì uống thuốc giảm cân, tập đủ thứ phương pháp thể dục thẩm mỹ mà không chịu kiêng cử trong ăn uống, như vậy vừa làm hao tiền tốn của, mất nhiều thời gian mà không có hiệu quả. Người thông hiểu pháp Thiền ăn uống sẽ biết cách quân bình cơ thể, ví dụ chiều cao 1m60 thì trọng lượng cho phép là 55 kg. Ta căn cứ theo đó mà điều hoà, nếu mập quá là 57 kg, ốm quá là 53 kg, làm được vậy sẽ có một thân hình cân đối, thon thả, duyên dáng và nhẹ nhàng. Bệnh hoạn cũng từ ăn uống mà ra, ăn quá nhiều cũng sinh bệnh, ăn quá ít cũng không đủ sức khoẻ để làm việc và tu hành, người biết tu sẽ ý thức điều hoà trong mọi phương diện.
Ăn và uống là hai nhu cầu cần thiết của một con người, ăn uống để có sức khoẻ mà làm việc phục vụ gia đình và xã hội. Nhiều người không hiểu do chấp thân làm ngã là tôi, là ta, là mình, nên khi ăn phải cao lương mỹ vị, do đó giết hại vô số các loài vật để bồi bổthân này. Mục đích của chúng ta ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn, chính vì thiếu hiểu biết nên ta nỡ nhẫn tâm ăn trên sự đau khổ của các con vật. Mỗi hành giả tu Thiền phải nên tiết chế trong việc ăn uống của mình, không nên vì mình mà làm tổn thương các loài vật khác. Khi uống cũng vậy, mục đích uống để cơ thể đỡ khát, lúc làm việc đổ nhiều mồ hôi ta uống nước để cơ thể quân bình trở lại. Người nam có thói quenuống rượu bia, rượu Tây, rượu Tàu nên đưa vào cơ thể quá nhiều chất độc hại, vừa hao tiền tốn của, vừa say sưa, vừa làm thần kinh mê mờ. Có phước mới được hưởng lộc, nhưng ăn thịt cá, các loài hải sản tươi sống và uống rượu bia quá đà thì tâm từ bi thương người cứu vật sẽ không có được với những hạng người này.
Tất cả chúng ta vì bị vô minh che lấp nên khi có mặt trên thế gian này đều không có nhận thức sáng suốt, do đó thường lo cho phần ngọn nhiều hơn phần gốc. Vậy cái gì là phần ngọn, cái gì là phần gốc? Có những việc cần thiết mà chúng ta không lo, chỉ cố tâm lo phần không quan trọng mà lãng quên phần lợi ích lâu dài là tài sản quý giá của chính mình. Trong cuộc sống chúng ta có ba việc quan trọng như ăn, uống, thở, thường thì chúng ta lo việc nào nhiều nhất? Đa số mọi người trên thế gian này lo ăn với uống là chính. Tối ngày làm lụng vất vả chỉ để lo ăn nên tham đắm, dính mắc vào đó. Ăn thì phải món ngon vật lạ hoặc cao lương mỹ vị, nên làm vua thì bắt người khác phải cung phụngđầy đủ dù ở tận rừng sâu hay dưới biển cả mênh mông, trong khi xét kỹ ta nhịn ăn trên 60 ngày mới chết. Kế đó là uống, người có hiểu biết chỉ cần dùng nước tinh khiết hoặc nước đun sôi để nguội, nhưng vì không hiểu biết nên ta cứ đưa các thứ nước ngọt, rượu bia vào, nhất là cánh đàn ông, trong khi nhịn uống phải trên 10 ngày mới chết. Vấn đềthở là điều quan trọng nhất trong cuộc sống, nhưng ít ai nghĩ đến mình nhịn thở bao lâu mới chết. Trong tích tắc thở ra mà không thở vào là chết ngay. Vậy mà người đời lại quan trọng việc ăn với uống, còn thở ra sao không cần biết. Rõ ràng, việc tối quan trọng chúng ta lại lơ là, việc không chính đáng thì ta nỗ lực, làm việc nhọc nhằn, vất vả để thoả mãn bản thân. Như vậy hằng ngày ta chỉ lo việc bồi bổ thân này mà quên đi làm thế nào để được phước đức lâu dài, quên đi tài sản quý giá không bao giờ bị mai một.
Cuộc sống của chúng ta trong thời đại hiện nay có quá nhiều thứ bệnh thuộc bộ máy tiêu hóa và hô hấp phát sinh từ sự ăn uống, hít thở không đúng đắn. Một số người ít hoạt động tay chân nên phát sinh rất nhiều bệnh tật. Chính vì thế, muốn thân khỏe mạnh, tâm an ổn nhẹ nhàng, chúng ta cần phải biết điều hòa trong ăn uống, hít thở đúng cách và vận động thân thể nhiều bằng cách lạy Phật, Bồ tát, vừa sám hối nghiệp tập nhiều đời, vừa rèn luyện sức khoẻ để khí huyết lưu thông đều đặn toàn thân. Theo sự hiểu biết của chúng tôi, cơ thể mỗi người có nhu cầu tiêu thụ thức ăn uống khác nhau nên cần tổ chức cho đại chúng ăn theo cách tự chọn hoặc ăn kiêng. Người bình thường ít bệnh thì ăn theo tiêu chuẩn chung. Người có thân bệnh nhiều cần phải ăn kiêng theo sức khoẻ của mình, vừa hợp vệ sinh, vừa hợp khẩu vị mà lại không tốn kém.
Nói về thức ăn, Phật dạy chúng ta rất kỹ lưỡng. Theo Ngài, người xuất gia hay tại gia có bốn món ăn là Đoàn thực, Xúc thực, Tư niệm thực và Thức thực. Đoàn thực là thức ănvật chất được ăn bằng miệng để nuôi cơ thể sống còn mà tu hành. Đối với thức ăn vật chất, Đức Phật dạy không nên ăn nhiều, chỉ ăn vừa đủ giúp cơ thể khỏe mạnh, không nên ăn những gì không thích hợp với cơ thể. Đó là cách ăn của chư vị Tổ sư đã thể nghiệm nên đưa ra pháp tu tương ứng nhằm duy trì mạng sống chúng Tăng được khỏe mạnh. Cách thức ăn uống của người Việt tương đối lành mạnh, nhưng chế độ ăn uốngthường mang tính cách thói quen, ngon miệng, hợp khẩu vị mà có thể thiếu các chất bổ dưỡng cần thiết hoặc dư chất bổ dưỡng. Đại đa số chúng ta không ý thức được tầm quan trọng của nước đối với cơ thể con người nên thường uống quá ít nước, hoặc có uống thì dùng các chất khác như các loại nước ngọt hay rượu bia. Cách tốt nhất là uống nước mỗi ngày từ 2 lít đến 2,5 lít bằng nước đun sôi để nguội. Thân thể thiếu nước nên sinh ra nhiều bệnh tật như táo bón, nhức đầu, trĩ, sạn thận, thận suy, áp huyết cao, viêm gan siêu vi B và bụng hay sình chướng, khó tiêu… Từ đó chúng ta dễ trở nên giận dỗi, cáu gắt, hay nóng nảy, khó chịu, khiến cho không khí gia đình trở nên căng thẳng, mất tươi vui, hạnh phúc. Lượng nước trong cơ thể chiếm 70% dưới mọi hình thái của nó, do đó các tế bào và mọi bộ phận trong thân thể cần có lượng nước nhất định. Ngoài việc tắm rửa hằng ngày để da dẻ sạch sẽ, mịn màng, chúng ta ta cần uống lượng nước cần thiết để điều hoà thân thể khoẻ mạnh. Muốn tránh các thứ bệnh nói trên chúng ta cần phải uống nhiều nước, chừng hai ba ly ngay sau khi ngủ dậy mỗi sáng và trước khi đi ngủ buổi tối để giúp bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn hoạt động tốt, dễ dàng lọc máu và thải mọi cặn bã ra ngoài.